Chuyển đến nội dung chính

Văn hóa trà của người Việt

Người Việt từ xưa, dù sống dưới chân núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển, dù là người sang kẻ hèn luôn giữ một tập tục quí: tục uống trà. Trà không thể thiếu vào những ngày giỗ, Tết, trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội nghị… Trà là cái bắt đầu, là sự kết thúc.
Trà đã gắn liền trong đời sống thường nhật của người Việt. Trà không những được dùng làm thức uống mà còn là vật phẩm trong sính lễ, dịp ma chay, tạ lễ, tiếp khách. Khi khách đến chơi nhà thì chủ nhà dù có bận đến mấy cũng dừng việc, pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đề thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên tách trà nóng biết bao điều được đề cập, được thổ lộ.


Vào những ngày đầu năm, gia đình khách khứa lại quần tụ bên tách chè xanh thơm ngát, nhấm nháp những món ăn mọc mạc, trong cái không khí thanh bình của miền quê. Từ lâu cây chè VN đã có vị trí đáng kể trong lịch sử hình thành nghệ thuật uống trà.
Cùng với sự phát triển của nền văn hoá dân tộc, uống trà được người Việt nâng lên thành một thú chơi, một thứ nghệ thuật với đầy đủ ý nghĩa của nó. Dù không có những tác phẩm lưu truyền về trà như Trung Quốc, như ẩm Trà Ca của Lưu Đồng hay Trà Kinh của Lục Vũ nhưng Việt Nam vẫn có những vần thơ nghệ thuật nói lên tâm tư tình cảm của con người thông qua chén trà. Ngày nay, trong dân gian còn lưu giữ biết bao tác phẩm của người xưa, minh chứng rằng, uống trà từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã, một văn hoá ứng xử thường ngày của người Việt, được xem như thuật ứng xử trong cuộc sống. Trải qua bao biến cố lịch sử, nhiều gia đình ngày nay vẫn lưu giữ những bộ đồ trà cổ có giá. Từ kiểu ấm đến chán trà khá đẹp và nhiều hình dáng. Với vốc dáng thanh mảnh và sinh sắn ấm được dùng cho nhiều cuộc trà như: độc ẩm dành cho một người uống, song ẩm dành cho hai người và quần ẩm dành cho nhiều người.
Ở Việt Nam, có lẽ cửa Phật là nơi thích hợp nhất cho việc thưởng thức trà và nâng việc uống trà trong chốn thiền môn thành phương pháp “tĩnh tâm điều tức” – Trà Thiền. Nếu người thế tục, uống trà để tìm được sự bình an giữa cõi tục, để tự mình khám phá những ý niệm, những suy nghĩ  tâm đắc trong cuộc đời thì trà ở nhà Phật khác với đời thường. Cuộc trà có đưa con người vào trạng thái vô vi và sự an tĩnh trong thiền trà, cho nên từ Hoà thượng đến môn sinh Phật tử đều xem trà như sản phẩm tĩnh toạ, nên có câu: “ trà vị thiền vị thị nhất vị”, nghĩa là trà và thiền là một. 
Trong cái thu chơi tuy giản dị ấy lại ẩn chứa một công phu, trà đối với họ là bạn là tri kỷ, cái hương vị ngọt ngào của cuộc sống, đắng chát của cuộc đời và triết lý nhân sinh. Chúng ta có thể uống trà vào bất cứ thời khắc nào trong ngày nhưng tốt hơn nhất vào buổi sáng hay lúc tìm về với thiên nhiên cỏ cây sông nước. Như thế trong đời sống thường nhật, ấm trà đối với người sành điệu đã trở thành nét nghệ thuật,  nghĩa cử thanh cao, đưa tâm hồn con người hoà quyện vào cuộc sống. Như một nghệ thuật nhân sinh. Uống trà đôi lúc làm phây khoả đi bao buồn phiền trong cuộc đời “ấm lạnh tình đời năm bảy chén, Nạt  nồng đôi chén một vài hơi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyện cổ tích Thạch Sanh-Lý Thông

Thạch Sanh - Lý Thông là câu chuyện cổ tích rất quen thuộc trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Anh chàng Thạch Sanh thật thà tuy bị mẹ con Lý Thông lừa hết lần này đến lần khác, nhưng cuối cùng cái thiện vẫn chiến thắng cái ác. Mời các bạn và các em cùng đọc truyện nhé.

Nhớ quê

Đã bao năm bon chen nơi phố thị, ngày thường chẳng sao, nhưng y như rằng, cứ trước ngày ông Công, ông Táo vài hôm, nỗi nhớ quê lại dấy lên da diết. Tôi còn nhớ, ngày bé, cứ gần cuối năm, khi cái rét ngọt đã làm mọi thứ cỏ cây như thu lại, thì cây bưởi dây đầu nhà lại bắt đầu ruộm lên sáng vàng. Nhà tôi có đôi ba gốc bưởi dây. Quê thì gọi như vậy, nhưng sau này, khi lang thang và kiếm cơm thiên hạ, tôi mới biết người phố gọi đó là quả Kỳ Đà. Có lẽ, bởi da nó nhăn nheo, xù xì như con Kỳ Đà. Giống bưởi này vô duyên đến lạ. Nó chẳng ngọt mà nhạt thếch. So với bưởi thường, nó lại xấu xí hơn nhiều. Đã thế, ra hoa từ mùa Xuân như bao loại bưởi khác, ấy thế mà mãi tận Tết năm sau, nghe ra ăn với ngon. Một năm tròn lơ lửng trên cây, nó cũng thử thách lòng kiên trì của ối người trồng trọt. Nói vậy, nhưng xấu cũng có cái hay của nó. Có vẻ đã quen mắt với các giống bưởi nhẵn nhụi, tròn căng thông thường, lại thêm cái tính hiếm (ít nhà trồng) nên dần dà, bưởi dây lại được nhiều người d