Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2020

Văn hóa trà của người Việt

Người Việt từ xưa, dù sống dưới chân núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển, dù là người sang kẻ hèn luôn giữ một tập tục quí: tục uống trà. Trà không thể thiếu vào những ngày giỗ, Tết, trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội nghị… Trà là cái bắt đầu, là sự kết thúc. Trà đã gắn liền trong đời sống thường nhật của người Việt. Trà không những được dùng làm thức uống mà còn là vật phẩm trong sính lễ, dịp ma chay, tạ lễ, tiếp khách. Khi khách đến chơi nhà thì chủ nhà dù có bận đến mấy cũng dừng việc, pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đề thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên tách trà nóng biết bao điều được đề cập, được thổ lộ. Vào những ngày đầu năm, gia đình khách khứa lại quần tụ bên tách chè xanh thơm ngát, nhấm nháp những món ăn mọc mạc, trong cái không khí thanh bình của miền quê. Từ lâu cây chè VN đã có vị trí đáng kể trong lịch sử hình thành nghệ thuật uống trà. Cùng với sự phát triển của nền văn

Nhớ quê

Đã bao năm bon chen nơi phố thị, ngày thường chẳng sao, nhưng y như rằng, cứ trước ngày ông Công, ông Táo vài hôm, nỗi nhớ quê lại dấy lên da diết. Tôi còn nhớ, ngày bé, cứ gần cuối năm, khi cái rét ngọt đã làm mọi thứ cỏ cây như thu lại, thì cây bưởi dây đầu nhà lại bắt đầu ruộm lên sáng vàng. Nhà tôi có đôi ba gốc bưởi dây. Quê thì gọi như vậy, nhưng sau này, khi lang thang và kiếm cơm thiên hạ, tôi mới biết người phố gọi đó là quả Kỳ Đà. Có lẽ, bởi da nó nhăn nheo, xù xì như con Kỳ Đà. Giống bưởi này vô duyên đến lạ. Nó chẳng ngọt mà nhạt thếch. So với bưởi thường, nó lại xấu xí hơn nhiều. Đã thế, ra hoa từ mùa Xuân như bao loại bưởi khác, ấy thế mà mãi tận Tết năm sau, nghe ra ăn với ngon. Một năm tròn lơ lửng trên cây, nó cũng thử thách lòng kiên trì của ối người trồng trọt. Nói vậy, nhưng xấu cũng có cái hay của nó. Có vẻ đã quen mắt với các giống bưởi nhẵn nhụi, tròn căng thông thường, lại thêm cái tính hiếm (ít nhà trồng) nên dần dà, bưởi dây lại được nhiều người d

Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh

Cảnh nông dân thu hoạch lúa, gieo mạ, những đứa trẻ nô đùa nghịch ngợm, mục đồng chăn trâu hay cụ ông thảnh thơi trong bóng chiều tà,… tất cả thật bình dị và khơi gợi biết bao cảm xúc về một miền quê thật đẹp. Người ta biết đến Thanh Hóa qua những địa điểm  du lịch  nổi tiếng như: Sầm Sơn, Thành nhà Hồ, suối cá thần Cẩm Lương… Nhưng ít ai biết được, giữa những danh thắng tuyệt vời này, đâu đó vẫn còn lưu giữ những nét mộc mạc, hoang sơ của  làng quê Việt Nam . Hồn quê đọng lại trên những ruộng lúa vàng ươm, những mái rạ còn thơm mùi lúa chín và đàn trâu thung dung gặm cỏ…  Hà Lĩnh là xã miền núi, nằm ở phía Tây Nam của huyện Hà Trung (tỉnh  Thanh Hóa ). Cùng với sự phát triển nhanh chóng của đô thị, nhịp sống dần trở nên sôi động hơn, hiện đại hóa hơn. Thế nhưng, qua bao thăng trầm,  Hà Lĩnh là làng quê hiếm hoi còn lưu giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống quý giá được bảo tồn một cách tự nhiên mộc mạc và rất chân thành, từ những con người chân quê yêu quý trân trọng