Chuyển đến nội dung chính

Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh

Cảnh nông dân thu hoạch lúa, gieo mạ, những đứa trẻ nô đùa nghịch ngợm, mục đồng chăn trâu hay cụ ông thảnh thơi trong bóng chiều tà,… tất cả thật bình dị và khơi gợi biết bao cảm xúc về một miền quê thật đẹp.

Người ta biết đến Thanh Hóa qua những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Sầm Sơn, Thành nhà Hồ, suối cá thần Cẩm Lương… Nhưng ít ai biết được, giữa những danh thắng tuyệt vời này, đâu đó vẫn còn lưu giữ những nét mộc mạc, hoang sơ của làng quê Việt Nam. Hồn quê đọng lại trên những ruộng lúa vàng ươm, những mái rạ còn thơm mùi lúa chín và đàn trâu thung dung gặm cỏ… 

Hà Lĩnh là xã miền núi, nằm ở phía Tây Nam của huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa). Cùng với sự phát triển nhanh chóng của đô thị, nhịp sống dần trở nên sôi động hơn, hiện đại hóa hơn. Thế nhưng, qua bao thăng trầm, Hà Lĩnh là làng quê hiếm hoi còn lưu giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống quý giá được bảo tồn một cách tự nhiên mộc mạc và rất chân thành, từ những con người chân quê yêu quý trân trọng từng tấc đất, nếp nhà mà cha ông để lại.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Bên cạnh sự ồn ào của đô thị vẫn còn đâu đó nét bình dị, yên ả nơi làng quê xứ Thanh.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Trong những năm qua, với việc xã Hà Lĩnh đang thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, canh tác nông nghiệp trên những cánh đồng cũng như tăng gia sản xuất được quan tâm hơn. 
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Những cánh đồng không chỉ là vựa lúa mà còn là "mảng xanh" bên cạnh những công trình hiện đại, khang trang.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Cảnh sắc làng quê yên ả và thanh bình, cùng những cơn gió đồng nội mơn man làm dịu những toan tính thường ngày nơi phố thị.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Những người nông dân tranh thủ ra đồng ngày nắng với nụ cười hồn hậu.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Cuộc sống nhà nông nơi đây khá thanh bình với những chiều thả câu, buông lưới.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Họ chính là những người đã tạo nên màu xanh ấm no trên đồng đất quê hương.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Hà Lĩnh là xã có diện tích trồng dưa chuột lớn. Cây dưa hiện đã trở thành cây trồng chủ lực góp phần quan trọng nâng cao giá trị trên diện tích canh tác.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Nhờ đó, người trồng dưa chuột có thu nhập ổn định và từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
 Hà Lĩnh cũng nổi tiếng với đặc sản lúa nếp cau. Được cấy ở vùng chân sơn có đất sỏi cơm, do vậy nếp có mùi thơm ngon và rất dẻo được bà con nơi đây duy trì và sản xuất từ hàng chục năm nay. 
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Khi mặt trời dần xuống bóng từng đàn cò lũ lượt kéo nhau về tìm chỗ nghỉ ngơi.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Đàn bò lững thững về chuồng trong buổi chiều muộn.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Con đường về làng quê hiện ra xa xa mờ ảo dưới những tán cây cổ thụ.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
Con ngõ nhỏ với những bức tường phủ đầy rêu phong cùng những con người chân quê tạo nên một bức tranh làng quê tuyệt đẹp.
Làng quê xứ Thanh đẹp ngỡ ngàng qua ống kính nhiếp ảnh
“Tôi sinh ra trên những luống cày ở làng quê xứ Thanh, lớn lên từ hơi ấm ổ rơm. Hồn tôi thấm đẫm tình quê hương, chứa chan chất ngô khoai sắn nơi cầu ao của mẹ. Làng quê là nơi tôi gửi gắm ký ức đời mình. Với tôi, không có gì đẹp hơn phong cảnh làng quê… Đó là lý do tôi muốn lưu lại khoảnh khắc về làng quê, những bức ảnh của tôi không chỉ là ảnh, mà có lẽ đó là lời tâm tình đối với quê hương thì đúng hơn” - nhiếp ảnh gia Trịnh Xuân Lục chia sẻ.
Thảo Nguyên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyện cổ tích Thạch Sanh-Lý Thông

Thạch Sanh - Lý Thông là câu chuyện cổ tích rất quen thuộc trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Anh chàng Thạch Sanh thật thà tuy bị mẹ con Lý Thông lừa hết lần này đến lần khác, nhưng cuối cùng cái thiện vẫn chiến thắng cái ác. Mời các bạn và các em cùng đọc truyện nhé.

Văn hóa trà của người Việt

Người Việt từ xưa, dù sống dưới chân núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển, dù là người sang kẻ hèn luôn giữ một tập tục quí: tục uống trà. Trà không thể thiếu vào những ngày giỗ, Tết, trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội nghị… Trà là cái bắt đầu, là sự kết thúc. Trà đã gắn liền trong đời sống thường nhật của người Việt. Trà không những được dùng làm thức uống mà còn là vật phẩm trong sính lễ, dịp ma chay, tạ lễ, tiếp khách. Khi khách đến chơi nhà thì chủ nhà dù có bận đến mấy cũng dừng việc, pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đề thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên tách trà nóng biết bao điều được đề cập, được thổ lộ. Vào những ngày đầu năm, gia đình khách khứa lại quần tụ bên tách chè xanh thơm ngát, nhấm nháp những món ăn mọc mạc, trong cái không khí thanh bình của miền quê. Từ lâu cây chè VN đã có vị trí đáng kể trong lịch sử hình thành nghệ thuật uống trà. Cùng với sự phát triển của nền văn

Nhớ quê

Đã bao năm bon chen nơi phố thị, ngày thường chẳng sao, nhưng y như rằng, cứ trước ngày ông Công, ông Táo vài hôm, nỗi nhớ quê lại dấy lên da diết. Tôi còn nhớ, ngày bé, cứ gần cuối năm, khi cái rét ngọt đã làm mọi thứ cỏ cây như thu lại, thì cây bưởi dây đầu nhà lại bắt đầu ruộm lên sáng vàng. Nhà tôi có đôi ba gốc bưởi dây. Quê thì gọi như vậy, nhưng sau này, khi lang thang và kiếm cơm thiên hạ, tôi mới biết người phố gọi đó là quả Kỳ Đà. Có lẽ, bởi da nó nhăn nheo, xù xì như con Kỳ Đà. Giống bưởi này vô duyên đến lạ. Nó chẳng ngọt mà nhạt thếch. So với bưởi thường, nó lại xấu xí hơn nhiều. Đã thế, ra hoa từ mùa Xuân như bao loại bưởi khác, ấy thế mà mãi tận Tết năm sau, nghe ra ăn với ngon. Một năm tròn lơ lửng trên cây, nó cũng thử thách lòng kiên trì của ối người trồng trọt. Nói vậy, nhưng xấu cũng có cái hay của nó. Có vẻ đã quen mắt với các giống bưởi nhẵn nhụi, tròn căng thông thường, lại thêm cái tính hiếm (ít nhà trồng) nên dần dà, bưởi dây lại được nhiều người d